Thu hút lao động trở lại sau khi mở cửa kinh tế, cách nào?

22/11/2021 13:55
Tuyển dụng được là may mắn nhưng để giữ chân được người lao động, tránh những bất an, xáo động sau khi kinh tế mở cửa cũng không dễ.

Tuyển dụng được là may mắn nhưng để giữ chân được người lao động, tránh những bất an, xáo động sau khi kinh tế mở cửa cũng không dễ.

Thu hút lao động trở lại sau khi mở cửa kinh tế, cách nào?

100% công nhân Công ty may mặc xuất khẩu Dony (quận Tân Bình, TP.HCM) đi làm đầy đủ nhờ có chính sách chăm lo đời sống và bảo vệ người lao động trước dịch bệnh COVID-19 - Ảnh: TỰ TRUNG

Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất nội thất gỗ cho biết sau gần một tháng thông báo tuyển dụng, 3 xưởng sản xuất của doanh nghiệp mới có khoảng 500 công nhân. Trong khi trước dịch, để vận hành và đảm bảo công suất hoạt động, kịp trả đơn hàng xuất khẩu, công ty cần hơn 1.000 lao động.Không chỉ ngành gỗ, các doanh nghiệp ngành dệt may, da giày cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu nhân công trầm trọng khi người lao động có xu hướng về quê tránh dịch và chưa có ý định quay trở lại TP làm việc.Bà Đỗ Quỳnh Chi, giám đốc Trung tâm nghiên cứu quan hệ lao động (ERC), nói khảo sát tình hình lao động của thị trường trong tháng 10 thì thấy 60% người lao động di cư muốn về quê hoặc đã về quê, chủ yếu trong thời gian ngắn để hồi phục sức khỏe và cuộc sống cho bản thân, con cái.Trong số đó, 89% người di cư và 96% lao động địa phương muốn tiếp tục làm ở nhà máy hiện tại. Nhưng nếu không có biện pháp hỗ trợ, gắn bó tích cực, các doanh nghiệp sẽ phải mất từ 3 đến 5 tháng để người lao động trở lại nhà máy.Tại TP.HCM, sau gần một tháng bắt đầu hoạt động trở lại trong điều kiện "bình thường mới", đã có khoảng 70% công nhân ở các nhà máy sản xuất quay lại làm việc. Một số tỉnh, thành con số này cao hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn trong tình trạng lo lắng làm sao để công nhân gắn bó lâu dài ngay cả khi dịch có thể quay trở lại.Cùng hoàn cảnh như bao doanh nghiệp khác, BIN Corporation Group - tập đoàn đa dịch vụ về tài chính, thành lập doanh nghiệp trong nước và quốc tế - cũng phải nhanh chóng thích ứng, linh hoạt đưa ra nhiều chính sách để đảm bảo đầy đủ nhân sự hoạt động trước, trong và sau thời gian giãn cách phòng chống dịch.

Thu hút lao động trở lại sau khi mở cửa kinh tế, cách nào?

Các nhà máy tại các khu chế xuất, khu công nghiệp phần lớn đã không còn duy trì sản xuất "3 tại chỗ" - Ảnh: VŨ THỦY

Thời điểm TP.HCM bùng dịch căng thẳng, một số nhân viên có biểu hiện lo lắng về nguy cơ nhiễm bệnh, thất nghiệp khi bỗng nhiên các hoạt động thường nhật bị đảo lộn hoàn toàn, chủ tịch BIN Group Lê Hùng Anh đã yêu cầu trả đủ lương và trả đúng ngày cho người lao động.

Đầu tháng 11 này, ban lãnh đạo tập đoàn tiếp tục rà soát, quyết định tăng từ 10-30% thu nhập cho gần 50 nhân viên đang có mức lương thấp nhất tập đoàn.

"Trải qua gần hai năm chịu sự tác động của dịch bệnh COVID-19, toàn hệ thống bao gồm công ty mẹ tại Việt Nam lẫn các chi nhánh trên toàn cầu giảm trên 100 tỉ đồng lợi nhuận mỗi năm. Tuy nhiên ban lãnh đạo BIN Corporation Group không quá căng thẳng đối với việc sụt giảm lợi nhuận trước mắt mà xác định tài sản lớn nhất là con người, cần phải gìn giữ cho được chất xám, bộ máy nhân sự của tập đoàn nguyên vẹn.

Nếu lương không đủ sống sẽ có 2 tình huống xảy ra, hoặc người lao động nghỉ việc hoặc vẫn ở lại làm nhưng thiếu tập trung "chân trong chân ngoài" để kiếm thêm thu nhập thì hiệu quả công việc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng", chủ tịch BIN Corporation Group Lê Hùng Anh nhận định.Ông Lê Trí Thông, phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM, cho biết dịch COVID-19 cũng là lúc các doanh nghiệp Việt nhìn nhận ra nhiều điều, trong đó có câu chuyện an sinh cho người lao động. Thực tế, một thời gian dài các doanh nghiệp tập trung chạy theo lợi nhuận và đạt nhiều thành công, nhưng chất lượng, anh sinh của người lao động lại không phát triển tương ứng với sự phát triển của doanh nghiệp.Vì vậy, khi đại dịch bùng phát, nhiều người lao động dễ dàng lựa chọn con đường bỏ về quê. Họ lo sợ dịch bệnh, cuộc sống bấp bênh vì rủi ro nhiễm bệnh phải sống trong những phòng trọ chật hẹp, vật vã dự trữ thực phẩm cùng với niềm tin về nơi mình làm bị lu mờ.Ngay lúc này, khi TP.HCM đã tạm ổn thì nỗi lo lắng đó cũng chưa hề vơi, người lao động vẫn đắn đo. Đây là thời điểm các doanh nghiệp nhìn lại câu chuyện này để nói về phát triển bền vững.Theo ông Trí Thông, trước dịch khái niệm phát triển bền vững được các doanh nghiệp lưu tâm, nhưng nhiều nơi thực ra vẫn xem đó là cái gì để làm thương hiệu. Tuy nhiên, đại dịch này đã cho thấy những doanh nghiệp có nền tảng tốt, có chính sách bảo vệ người lao động, cân bằng giữa các yếu tố trong vận hành, thì vượt qua những thách thức của dịch dễ dàng hơn và có sức hồi phục nhanh hơn.

Thu hút lao động trở lại sau khi mở cửa kinh tế, cách nào?

Lao động nữ tại một nhà máy sản xuất - Ảnh: NGỌC HIỂN

"Chúng ta hiểu phát triển bền vững không phải cái gì lấp lánh để kể ra bên ngoài mà chính là sức mạnh nội tại của từng doanh nghiệp. Bản chất sức khỏe bên trong doanh nghiệp liên quan đến con người, môi trường làm việc, hài hòa lợi ích giữa các thành phần trong một doanh nghiệp, gắn kết doanh nghiệp với cộng đồng", ông Thông nói.Ngay trong dịch, nhiều doanh nghiệp đã triển khai những chương trình thiện nguyện, huy động các nhân viên cùng tham gia. Đó cũng là một cách tăng sự gắn bó và tinh thần chiến đấu của nhân viên với doanh nghiệp, nên khi thị trường mở lại, nhuệ khí đó được tăng lên.Để ngăn chặn tình trạng đứt gãy lao động vùng động lực kinh tế trọng điểm phía Nam, ngăn hiện tượng người lao động đổ về quê, một thời gian sau lên lại TP với tâm lý đầy e ngại, cần hướng các gói kích thích kinh tế về việc tạo ra hạ tầng phúc lợi cho chất lượng cuộc sống của người lao động, tăng cường các chương trình an sinh.Cũng có doanh nghiệp nhìn ra vấn đề này và đề xuất Nhà nước có chính sách cấp đất rẻ, khuyến khích về thuế để các doanh nghiệp cùng nhau xây dựng ký túc xá cho công nhân hay các chương trình chăm sóc y tế, tinh thần cho công nhân, đảm bảo chất lượng cuộc sống để giữ chân lao động ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Oxy cho người lao động không phải quá cao xa, nhưng giúp doanh nghiệp khi đi vào khúc quanh, thay vì bị mắc kẹt, khựng lại thì lướt qua nhanh hơn.Ông Nguyễn Văn Bé, chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp khu công nghiệp TP.HCM, cho rằng qua 6 tháng đại dịch, kinh nghiệm cho thấy các doanh nghiệp nào có ký túc xá hoặc khu lưu trú dành cho công nhân thì doanh nghiệp đó rất chủ động trong phòng, chống dịch và thực hiện "3 tại chỗ". Do đó, ông đề xuất trong các dự ánkhu công nghiệpcần luật định nội dung xây dựng khu lưu trú công nhân.

Thu hút lao động trở lại sau khi mở cửa kinh tế, cách nào?

Chuyên mục Nhịp sống thương trường với sự đồng hành của One IBC, công ty cung cấp các dịch vụ tài chính, thuế, đăng ký kinh doanh, đầu tư trong nước và quốc tế.

Hàng không ‘thoi thóp’ chờ ngày cất cánh

TTO - Dịch bệnh COVID-19 khiến ngành hàng không phải dừng bay, gây thiệt hại trên 500 tỉ đồng/ngày. Đây là số tiền "bốc hơi" hằng ngày vừa được Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) tiết lộ.

HẢI KIM

Theo Nguồn tuoitre.vn

Thu hút lao động trở lại sau khi mở cửa kinh tế, cách nào? - Thị Trường